Các đời Tổng Bí thư Việt Nam đều có những đóng góp to lớn, quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Đến nay, Việt Nam đã trải qua 13 đời Tổng Bí thư.
Các đời Tổng Bí thư Việt Nam từ khi lên Chủ nghĩa xã hội đến nay đều là những nhân vật quan trọng và có nhiều cống hiến cho sự phát triển của nước nhà. Họ là ai? Điều kiện nào để trở thành Tổng Bí thư nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà? Bài chia sẻ dưới đây sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, theo dõi ngay!
1. Tổng quan về chức vụ Tổng bí thư
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hay còn gọi là Tổng Bí thư (Bí thư thứ nhất), là chức vụ cao nhất trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản. Tổng Bí thư là lãnh đạo tối cao, chức danh cầm quyền cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.
Để trở thành lãnh đạo tối cao trong hệ thống chính trị, các đời Tổng Bí thư Việt Nam đều được lựa chọn nghiêm khắc với hệ thống các tiêu chuẩn:
- Có uy tín cao trong Đảng, Nhà nước và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ sức mạnh toàn hệ thống chính trị để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tiêu biểu về đạo đức, trí tuệ; có trình độ lý luận chính trị cao, kiến thức sâu rộng, toàn diện trên các lĩnh vực.
- Bản lĩnh vững vàng, tư duy nhạy bén, quyết đoán; sáng suốt trước những vấn đề hệ trọng của Đảng, quốc gia, dân tộc.
- Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược và kế nhiệm.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các vị trí lãnh đạo cấp cao; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ hoặc theo quyết định đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương.

2. Tổng bí thư Việt Nam qua các thời kỳ đại hội đến nay
Việt Nam có bao nhiêu Tổng Bí thư? Cho đến nay, nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà có 13 đời tổng bí thư. Các đời Tổng Bí thư Việt Nam đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và là những vĩ nhân, anh hùng dân tộc với nhiều đóng góp to lớn.
2.1 Trần Phú (T10/1930 – T4/1931)
Tổng Bí thư Trần Phú (1904–1931) là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng trong các đời tổng bí thư Việt Nam. Trần Phú đồng thời là người trẻ nhất đảm nhiệm cương vị này khi mới 26 tuổi. Ông giữ chức vụ từ ngày 27/10/1930 đến 19/4/1931, với nhiệm kỳ kéo dài 174 ngày – ngắn nhất trong lịch sử. Trước khi đương nhiệm, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng thuộc Ban Chấp hành Trung ương khóa 1930–1931.

2.2. Lê Hồng Phong (T3/1935 – T7/1936)
Lê Hồng Phong (1902–1942) giữ cương vị Tổng Bí thư từ ngày 31/3/1935 đến 26/7/1936, với nhiệm kỳ kéo dài 1 năm 117 ngày. Ông là Tổng Bí thư đầu tiên sau thời gian chức vụ này bị khuyết do Khủng bố trắng của thực dân Pháp. Ông từng đảm nhiệm chức vụ Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại và thuộc Ban Chấp hành Trung ương khóa I (1935–1951). Ông rời chức vụ Tổng Bí thư khi đi công tác nước ngoài trong thời gian dài.

2.3. Hà Huy Tập (T7/1936 – T3/38)
Hà Huy Tập (1906–1941) đảm nhiệm cương vị Tổng Bí thư từ ngày 26/7/1936 đến 30/3/1938, với nhiệm kỳ kéo dài 1 năm 247 ngày. Trước đó, ông từng giữ chức Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại. Năm 1938, ông bị thực dân Pháp bắt và quản thúc. Đến năm 1940, ông bị bắt lại và sau đó bị kết án tử hình, hy sinh anh dũng vào năm 1941.

2.4. Nguyễn Văn Cừ (T3/1938 – T11/1940)
Nguyễn Văn Cừ (1912–1941) giữ chức Tổng Bí thư từ ngày 30/3/1938 đến 9/11/1940, với nhiệm kỳ kéo dài 2 năm 224 ngày. Năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt và bị tử hình vào năm 1941.

2.5. Trường Chinh (T11/1940 – T10/1956 và T7/1986 – T12/1986)
Tổng Bí thư Trường Chinh (1907–1988) là một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, với nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và phát triển đất nước. Lần đầu tiên Trường Chinh giữ quyền Tổng Bí thư từ ngày 9/11/1940 đến 19/5/1941, trong 191 ngày, sau khi Nguyễn Văn Cừ bị thực dân Pháp bắt giam.
Ngày 19/5/1941, ông chính thức trở thành Tổng Bí thư và đảm nhiệm cương vị này đến ngày 19/2/1951, với nhiệm kỳ kéo dài 9 năm 276 ngày.
Tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư từ ngày 19/2/1951 đến 5/10/1956, với nhiệm kỳ kéo dài 5 năm 229 ngày. Ông lãnh đạo Đảng trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và việc ký kết Hiệp định Geneva. Tuy nhiên, do những sai lầm trong thực hiện Cải cách ruộng đất, ông đã xin từ chức vào năm 1956.
Sau đó, ông một lần nữa đảm nhiệm cương vị Tổng Bí thư lần thứ hai từ ngày 14/7/1986 đến 18/12/1986, với nhiệm kỳ kéo dài 157 ngày. Ông được bầu giữ chức vụ này sau khi Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời.

2.6. Chủ tịch Hồ Chí Minh (T10/1956 – T9/1960)
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890–1969) giữ chức Tổng Bí thư từ ngày 5/10/1956 đến 10/9/1960, với nhiệm kỳ kéo dài 3 năm 342 ngày. Người kiêm nhiệm chức vụ này sau khi Trường Chinh từ chức, đồng thời tiếp tục giữ vai trò Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước. Dưới sự lãnh đạo của Người, miền Bắc bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế, đồng thời tích cực hỗ trợ cách mạng miền Nam. Sau năm 1960, Hồ Chí Minh giữ chức Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương cho đến năm 1976.

2.7. Lê Duẩn (T9/1960 – T7/1986)
Lê Duẩn (1907–1986) được bầu làm Tổng Bí thư từ ngày 10/9/1960 đến 2/7/1976, với nhiệm kỳ kéo dài 15 năm 296 ngày – lâu nhất trong lịch sử Đảng. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước vào năm 1975. Trước khi trở thành Tổng Bí thư, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư phụ trách Ban Bí thư, và là một trong những người đề ra đường lối đấu tranh giải phóng miền Nam.
Ông tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư từ ngày 2/7/1976 đến 10/7/1986, với nhiệm kỳ kéo dài 10 năm 8 ngày. Ông là Tổng Bí thư tại nhiệm lâu nhất trong các đời Tổng Bí thư Việt Nam, với tổng thời gian lãnh đạo gần 26 năm.

2.8. Nguyễn Văn Linh (T12/1986 – T6/1991)
Nguyễn Văn Linh giữ cương vị Tổng Bí thư từ ngày 18 tháng 12 năm 1986 đến ngày 27 tháng 6 năm 1991. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (1986–1991), từng đảm nhiệm chức vụ Thường trực Ban Bí thư trước khi được bầu làm Tổng Bí thư. Nguyễn Văn Linh cũng là Tổng Bí thư đầu tiên của thời kỳ Đổi Mới, góp phần quan trọng trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách cải cách kinh tế – xã hội.

2.9. Đỗ Mười (T6/1991 – T12/1997)
Đỗ Mười đảm nhiệm cương vị Tổng Bí thư từ ngày 27 tháng 6 năm 1991 đến ngày 26 tháng 12 năm 1997. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1991–1996) và khóa VIII (1996–2001). Trước khi giữ chức Tổng Bí thư, ông từng là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng). Trong nhiệm kỳ, ông chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy công cuộc Đổi Mới. Ông là Tổng Bí thư lớn tuổi nhất khi nhậm chức (74 tuổi) và đã xin rút khỏi Bộ Chính trị cũng như Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước khi kết thúc nhiệm kỳ.

2.10. Lê Khả Phiêu (T12/1997 – T4/2001)
Giữ cương vị Tổng Bí thư từ ngày 26 tháng 12 năm 1997 đến ngày 22 tháng 4 năm 2001, Lê Khả Phiêu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1996–2001). Ông đã từng giữ chức Thường trực Bộ Chính trị và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Trong thời gian tại vị, ông tập trung vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và giữ vững sự đoàn kết nội bộ. Lê Khả Phiêu là Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam và được bầu làm Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương lần thứ 4.

2.11. Nông Đức Mạnh (T4/2001 – T1/2011)
Nhậm chức Tổng Bí thư từ ngày 22 tháng 4 năm 2001 đến ngày 19 tháng 1 năm 2011, với thời gian tại nhiệm 9 năm 272 ngày. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2001–2006) và khóa X (2006–2011). Trước khi giữ chức Tổng Bí thư, ông từng đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Quốc hội. Ông chú trọng phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại và đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng. Ông là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng là người dân tộc thiểu số.

2.12. Nguyễn Phú Trọng (T1/2011 – T7/2024)
Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm chức vụ từ ngày 19 tháng 1 năm 2011 đến ngày 19 tháng 7 năm 2024, thời gian tại nhiệm 13 năm 182 ngày. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2011–2016), khóa XII (2016–2021) và khóa XIII (2021–2026).
Trước khi được bầu làm Tổng Bí thư, ông từng là Chủ tịch Quốc hội. Trong suốt thời gian tại nhiệm ‘Bác Trọng’ tập trung vào công tác chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng và củng cố sự lãnh đạo của Đảng. Ông đồng thời giữ chức Chủ tịch nước giai đoạn 2018–2021. Bác mất khi đang đương nhiệm, để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và quản lý nhà nước. Trong các đời tổng bí thư Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng nhận được nhiều sự yêu thương, kính trọng từ người dân, thân thương gọi bằng “Bác Trọng”.

2.13. Tô Lâm (T7/2014 – nay)
Tô Lâm nhậm chức Tổng Bí thư từ ngày 3 tháng 8 năm 2024 đến nay. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (2021–2026), từng giữ chức Chủ tịch nước trước khi được bầu làm Tổng Bí thư. Tô Lâm từng là Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam và có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc gia. Ông được bầu làm Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương khóa XIII bất thường vào ngày 3 tháng 8 năm 2024.

>>> Có thể bạn quan tâm: 5 Món Quà Tặng Đại Hội Đảng Nhiệm Kỳ 2025-2030 Sang Trọng
3. Kết luận
Tính đến nay, Việt Nam đã trải qua 13 đời Tổng Bí thư. Các đời Tổng Bí thư Việt Nam dù là thời chiến hay thời bình đều ra sức cống hiến, phát triển đất nước, để lại nhiều dấu ấn lịch sự quan trọng.
Vinaly chân thành cảm ơn bạn đã đón đọc những thông tin trên. Nếu đang quan tâm đến quà tặng đại biểu, quà tặng lưu niệm, quà tặng in hình,… Bạn có thể liên hệ ngay với Công xưởng quà tặng Vinaly để được hỗ trợ nhanh nhất!