Đại hội thành lập Đảng diễn ra từ ngày 6/1 đến 7/2/1930, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, là hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản mang ý nghĩa quan trọng.
Đại hội thành lập Đảng là sự kiện mang tầm vóc lịch sử đối với toàn dân tộc. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời dưới sự dìu dắt của Nguyễn Ái Quốc đã tạo ra nhiều bước ngoặt mới mang tính quyết định trong cách mạng Việt Nam. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Đại hội thành lập Đảng và sự hợp nhất các tổ chức cộng sản trong bài viết dưới đây.
1. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
Từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930, Việt Nam liên tiếp ra đời 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (Tháng 6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (Tháng 7/1929), Đông Dương Cộng sản liên đoàn (Tháng 9/1929). Sự ra đời của các tổ chức cộng sản đánh dấu bước tiến mới trong đấu tranh quần chúng có tổ chức, có lãnh đạo, thể hiện tính tất yếu trong hoạt động lãnh đạo quần chúng nhân dân.
Cả 3 tổ chức Đảng đều nhiều nét tương đồng về tư tưởng và hướng đến mục tiêu chung, tuy nhiên lại là 3 Đảng hoạt động riêng lẻ, tranh giành ảnh hưởng, làm suy yếu sức mạnh cách mạng. Nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam là thống nhất các Đảng thành một Đảng chung duy nhất phục vụ cho cách mạng.
Đầu năm 1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốc được sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng Sản triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam tại Hồng Kông (Trung Quốc).

2. Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam diễn ra từ ngày 6/1 đến 7/2/1930. Hội nghị đã hoàn toàn nhất trí chủ trương thống nhất các tổ chức cộng sản đảng: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành một đảng duy nhất và lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động với mục tiêu lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam tiến hành giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả tất yếu của lịch sử, do sự tổng hòa của các điều kiện trong nước và quốc tế. Đây còn là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và tư tưởng Mác – Lênin trong cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vàng son của cách mạng, là điều kiện tiên quyết dẫn đến chiến thắng lịch sử của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh dành độc lập.

>>> Có thể bạn quan tâm: Đại Hội Là Gì? Đại Hội Đại Biểu Là Gì?
3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Đại hội thành lập Đảng
Đại hội thành lập Đảng thành công và đạt được sự thống nhất có phần công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Người đã dùng nhãn quan chính trị nhạy bén, sự tận tâm và uy tín của mình để triệu tập và thuyết phục các đại biểu tham dự.
Ngay từ trước khi nhận được thư từ Quốc tế Cộng Sản cảnh báo về nguy cơ phân tán lực lượng của các tổ chức Đảng tại Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động lên kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản. Người lên đường đến Trung Quốc, gửi thư triệu tập đại biểu các tổ chức về họp tại Cửu Long, Hồng Kông ngày 6/1/1930 để chuẩn bị cho Hội nghị.
Hội nghị hợp nhất là vấn đề nan giải, cần phải có người đủ cả tâm, tầm, trí chủ trì để thuyết phục và đưa hội nghị đi đến thành công và Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên làm được điều đó. Bởi trên thực tế, ba tổ chức cộng sản đã nhiều lần họp bàn để thống nhất nhưng vẫn chưa thành công. Sự thành công và nhất trí của toàn thể đại hội phần lớn công lao là của Nguyễn Ái Quốc, người đã khéo léo tháo gỡ từng bất đồng, đưa Hội nghị đi đến thống nhất.
Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của Đại hội thành lập Đảng là sự thống nhất về đường lối chính trị của Đảng. Nguyễn Ái Quốc đã có sự chuẩn bị chu đáo và trình lên hội nghị Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do chính Người biên soạn, trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cương lĩnh đã xác định đúng đắn các vấn đề về đường lối cách mạng Việt Nam, giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp, chống đế quốc và chống phong kiến, đánh giá khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp, tầng lớp khác ngoài công nhân và nông dân, tên Đảng. Chính sự chuẩn bị này đã thuyết phục các đại biểu tham dự và mở ra con đường cách mạng cho dân tộc.

4. Kết luận
Đại hội thành lập Đảng hay Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt vàng son trong cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự tổng hòa các điều kiện bối cảnh chung của thế giới, sự phát triển của cách mạng dân tộc và cả sự chèo lái của Nguyễn Ái Quốc – vị lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt.
Tìm hiểu thêm nhiều thông tin về Đảng tại các nội dung khác của Vinaly. Nếu bạn có nhu cầu mua quà tặng đại hội, quà tặng đại biểu, quà tặng lưu niệm, quà tặng in hình,… Đừng quên liên hệ ngay với Công xưởng quà tặng Vinaly để được hỗ trợ miễn phí!