Tìm hiểu về hàng tặng phẩm và những gợi ý quà tặng hay dành riêng cho ngành hàng tiêu dùng: Quà tặng take away, đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng,…
Hàng tặng phẩm là một phần quan trọng trong chiến dịch marketing và bán hàng của các doanh nghiệp, đặt biệt là trong ngành hàng tiêu dùng. Với ngân sách hạn chế, đâu mới là ý tưởng quả tặng phù hợp vừa đúng nhu cầu khách hàng vừa hợp với định vị thương hiệu? Trong bài chia sẻ dưới đây, Vinaly sẽ đem đến cho bạn nhiều ý tưởng quà tặng hấp dẫn.
1. Hàng tặng phẩm là gì?
Hàng tặng phẩm là các sản phẩm được tặng kèm khi mua hàng hoặc dùng làm quà tặng trong các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng, sự kiện doanh nghiệp, quà biếu tặng cá nhân. Những sản phẩm này thường không được bán trực tiếp mà đi kèm với một điều kiện nào đó, như mua hàng đạt giá trị nhất định hoặc tham gia chương trình khuyến mãi. Hay hiểu đơn giản hơn, hàng tặng phẩm là hàng tặng không bán của thương hiệu dành riêng cho khách hàng mua sản phẩm khi đáp ứng điều kiện (nếu có).
Hàng tặng phẩm có thể chia thành 3 loại chính:
- Quà tặng quảng cáo: Áo thun, móc khóa, bút, túi tote logo thương hiệu,…
- Sản phẩm tặng kèm: Cốc sứ, muỗng, khăn, mỹ phẩm mini-size khi mua sản phẩm chính,…
- Quà tri ân khách hàng: Bộ sổ tay quà tặng cao cấp, bộ ấm trà, ly thuỷ tinh cao cấp,…
Hàng tặng phẩm là chìa khoá quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu và kích cần mua sắm hiệu quả.

2. Gợi ý quà tặng ngành hàng tiêu dùng
So với các ngành nghề khác, ngành hàng tiêu dùng có tần suất sử dụng hàng tặng phẩm thường xuyên hơn bởi đặc trưng của ngành nghề. Ngành hàng tiêu dùng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ, khách hàng có nhiều sự lựa chọn thay thế. Đó là lý do mà doanh nghiệp cần tạo ra ‘lợi thế, và quà tặng kèm chính là giải pháp được ứng dụng phổ biến nhất.
Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng hàng tặng phẩm cho ngành hàng tiêu dùng trong chiến dịch sắp đến thì đây là những gợi ý dành cho bạn:
2.1. Quà tặng give-away
Đây là nhóm quà tặng khách hàng thường được sử dụng trong những chiến dịch có ngân sách hạn chế, chủ yếu đánh vào mục tiêu kích cầu mua sắm: bút chì, bút bi, thước kẻ, móc khóa, ghim cài áo hoạt hình, quạt nhựa, hình dán,…

2.2. Quà tặng trẻ em
Thường được các hãng sữa, bánh kẹo, nhu yếu phẩm dành cho trẻ em ứng dụng trong những dịp khuyến mãi, ngày lễ: xe mini, vòng tay, đồng hồ mini, sticker, gấu bông, ghim cài áo hoạt hình, thước kẻ dễ thương, bảng chữ cái, thẻ đọc,… Tuỳ theo ngân sách quà tặng và mục tiêu của chiến dịch mà bạn có thể lựa chọn quà tặng hợp lý.

2.3. Quà tặng gia dụng
Hàng tặng phẩm là nhóm quà tặng gia dụng được ứng dụng rất rộng rãi và giúp các doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh tốt trong những dịp khuyến mãi, mùa mua sắm trong năm. Những món quà tặng gia dụng đúng nhu cầu của người dùng: muỗng, chén ăn cơm, bàn chải đánh răng, khăn tắm, đế lót ly, rổ đựng mini, hộp bảo quản thức ăn, set đũa, dĩa,…

>>> Có thể bạn quan tâm: 5 Mẹo Giúp Chương Trình Tặng Quà Cho Khách Hàng Tiết Kiệm Hơn
3. Câu hỏi thường gặp
Hàng tặng phẩm tùy vào từng doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, quy mô và mục tiêu chiến dịch quà tặng, đối tượng người nhận nên có rất nhiều sự lựa chọn. Vinaly tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về hàng tặng phẩm để giải đáp:
Hỏi: Xuất quà tặng cho nhân viên có phải hàng tặng phẩm không?
Trả lời: Quà tặng cho nhân viên có thể được xem là hàng tặng phẩm nếu doanh nghiệp sử dụng chúng như một phần của chiến lược tri ân, khuyến khích tinh thần làm việc, cống hiến hoặc khen thưởng. Nhưng trong một số trường hợp, quà tặng cho nhân viên có thể được phân loại khác, tùy thuộc vào mục đích, dịp tặng quà, cách thức tổ chức của doanh nghiệp. Nếu quà tặng này được mua với mục đích tặng mà không kèm theo điều kiện thương mại, nó có thể được coi là phúc lợi nội bộ, không phải hàng tặng phẩm thông thường.
Hỏi: Cách dự toán chi phí tặng quà tết cho khách hàng?
Trả lời: Để dự toán chi phí quà tặng Tết cho khách hàng, doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố sau:
- Xác định ngân sách tổng thể: Doanh nghiệp cần quyết định mức chi phí dự kiến dựa trên doanh thu, lợi nhuận, quy mô, mức độ quan trọng của chương trình quà tặng.
- Phân loại khách hàng: Chia khách hàng theo nhóm (VIP, đối tác chiến lược, khách hàng thân thiết…) để phân bổ quà tặng phù hợp.
- Lựa chọn quà tặng: Xác định loại quà phù hợp với thương hiệu, giá trị của từng nhóm khách hàng. Chọn loại quà tặng phù hợp với ý nghĩa của ngày Tết.
- Xác định số lượng quà: Dựa trên danh sách khách hàng và số lượng dự kiến, doanh nghiệp có thể ước tính tổng số lượng và chi phí.
- Dự phòng chi phí phát sinh: Cần có khoản dự phòng cho chi phí vận chuyển, gói quà, in ấn thông điệp, các chi phí phát sinh khác.
Hỏi: Hàng tặng phẩm có phải hàng tặng không bán?
Trả lời: Hàng tặng phẩm thường không được bán mà dùng để tặng kèm trong các chương trình khuyến mãi, tri ân hoặc quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, một số mặt hàng ban đầu là hàng tặng phẩm có thể được doanh nghiệp đưa vào danh mục bán chính thức nếu nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng. Ví dụ, một số sản phẩm mini-size trong ngành mỹ phẩm hay bộ quà tặng giới hạn có thể được bán riêng nếu có nhu cầu cao. Vì vậy, hàng tặng phẩm thường không bán nhưng vẫn có trường hợp được thương mại hóa tùy theo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Kết luận
Hàng tặng phẩm là ‘vũ khí’ quan trọng giúp doanh nghiệp chiếm được ưu thế cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường nếu biết khai thác và có chiến lược ứng dụng hiệu quả. Nếu cần tư vấn về giải pháp quà tặng khuyến mãi, quà tặng khách hàng, quà tặng doanh nghiệp, quà tặng quảng cáo,… tối ưu chi phí và hiệu quả nhất hãy liên hệ ngay với Vinaly để nhận hỗ trợ nhanh nhất!