Dựa vào các khoản chi phí cơ bản để đầu tư một quán cafe nhỏ, tham khảo ngay chi phí mở quán Cafe trong bài chia sẻ dưới đây.
Ngành F&B, kinh doanh quán cafe đã thu hút và mang đến nhiều cơ hội khởi nghiệp cho những người trẻ đam mê kinh doanh và yêu thích cà phê. Dù là mô hình quán cafe nhỏ nhưng vẫn hứa hẹn mang lại cơ hội thu lợi nhuận cực hấp dẫn. Tuy nhiên, để thành công đòi hỏi chủ đầu tư phải có sự chuẩn bị cẩn thận và tính toán chi tiết về chi phí mở quán cafe. Trong bài viết này, Vinaly sẽ cung cấp các khoản chi phí để bạn có cái nhìn tổng quan về mức đầu tư cần thiết để khởi đầu một quán cafe nhỏ thành công.
1. Kinh doanh quán cafe nhỏ có những loại chi phí nào?
Những khoản chi phí mở quán Café cơ bản và quan trọng nhất mà bạn cần lưu tâm khi dự trù chi phí kinh doanh quán cà phê:
1.1. Thuê mặt bằng
Khi bắt đầu kinh doanh quán cafe, chi mặt bằng sẽ chiếm đến 30% chi phí đầu tư ban đầu. Chi phí mặt bằng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào diện tích, quy mô, vị trí,.. Đồng thời, khi mở quán cà phê thường có 3 loại chi phí quan trọng: tiền cọc hợp đồng dài hạn, tiền thuê mặt bằng hàng tháng và chi phí tu sửa mặt bằng thường xuyên.
Khi lựa chọn một mặt bằng để thuê dài hạn, đồng nghĩa bạn sẽ phải trả khoản tiền sẽ rất lớn. Để đảm bảo thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu cần thuê được mặt bằng ít nhất 3 năm. Vì khi chủ nhà lấy lại mặt bằng trước thời gian sẽ khiến việc kinh doanh của bạn lỗ nặng nếu không có các điều khoản đền bù lại hoàn toàn các chi phí như decor quán, chi phí marketing,… Để hạn chế vấn đề này, bạn cần có một hợp đồng thuê rõ ràng với các điều kiện chi tiết. Tránh trường hợp lỗ vốn vì chủ nhà lấy lại mặt bằng.
1.2. Đầu tư thiết kế không gian
Thiết kế không gian là cái hồn của quán cà phê. Nếu sở hữu một vị trí đắc địa nhưng lại không đầu tư về thiết kế thì sẽ không thu hút được khách hàng. Hiện nay, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh về kinh doanh quán cafe ngày càng gay gắt. Việc đầu tư chi phí thiết kế không gian cho quán cafe sẽ không tốn quá nhiều, chỉ từ 30 – 40 triệu đồng cho chi phí trung bình thuê đội ngũ thiết kế.
1.3. Nguyên liệu, vật dụng
Sự chuẩn bị về chi phí nguyên liệu pha cà phê cần được tỉ mỉ, tính toán rõ ràng. Để đảm bảo khi mới kinh doanh chưa có khách, nguyên liệu bị hư hỏng, chủ quán vẫn còn chi phí dự trù để nhập nguyên liệu khác, nhất là những món như trái cây ép,…
Một số thiết bị, vật dụng cơ bản dành cho quán cà phê mới mở như: máy pha cà phê, máy ép, máy xay,… tốn một khoản phí không nhỏ. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng và giữ trọn hương vị của cà phê thì yếu tố quyết định là các ly tách, cốc cà phê chất lượng, sử dụng lâu dài. Nên ưu tiên lựa chọn những đơn vị có uy tín, nguồn cung tận xưởng và có giá cả phải chăng.
Vinaly là một trong các thương hiệu nổi tiếng sản xuất và cung cấp các sản phẩm ly và tách chất lượng. Các loại ly, cốc thủy tinh không chỉ là những sản phẩm đẹp mà còn sử dụng vật liệu cao cấp, đa dạng mẫu mã đáp ứng mọi yêu cầu thiết kế của quán cà phê của bạn.
1.4. Chi phí nhân công
Chi phí nhân công là một trong các chi phí cố định hằng tháng của hoạt động kinh doanh quán cafe. Dù quán có ế khách hay đông khách thì vẫn trả đầy đủ tiền lương cho nhân viên. Chủ quản phải cân đo đong đếm việc tuyển số lượng nhân viên phù hợp với quy mô quán cafe. Như vậy, các chi phí mở quán cafe ban đầu sẽ được tối ưu và tiết kiệm nhất.
1.5. Chi phí đăng ký kinh doanh quán cafe
Các cách thức đăng ký giấy phép kinh doanh khác nhau sẽ trả các khoản phí khác nhau:
- Nếu đăng ký kinh doanh bằng hộ cá thể, chủ quán sẽ phải đóng khoản phí hàng tháng.
- Nếu đăng ký kinh doanh bằng dạng doanh nghiệp, đóng thuế môn bài và hằng năm đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu là doanh nghiệp thì bạn nên dự trù một khoản phí nhỏ cho việc báo cáo thuế hàng tháng, phí thành lập công ty,…để hoàn tất cho việc này.
1.6. Chi phí duy trì hoạt động (quan trọng)
Một số khoản phí cơ bản cũng cần dự trù và chi trả trong quá trình mở quán cafe:
- Chi phí Internet.
- Chi phí điện, nước, rác.
- Chi phí truyền hình cáp, K+ (dành cho quán cafe đá bóng).
- Chi phí in ấn (hóa đơn, voucher, tờ rơi, menu).
- Chi phí mua sắm các vật dụng quán (bao rác, nước lau sàn, khăn lau bàn, cốc, ly,..) vì những đồ này thường được sử dụng nhiều, nhanh hỏng.
- Cần dự trù một khoản nhỏ để sử dụng trong việc sửa chữa trang thiết bị điện).
Khi lập kế hoạch tài chính cho quán cà phê cần tính toán và dự trù các khoản chi phí này để đảm bảo nguồn lực tài chính để thực hiện kinh doanh lâu dài. Bởi việc tính toán các chi phí cần thiết giúp chi phí mở quán cafe ít bị hao hụt và đảm bảo hoạt động kinh doanh suôn sẻ và hiệu quả.
>> Quý đọc giả quan tâm đến việc kinh doanh quán cà phê đừng bỏ qua những kiến thức hữu ích mà Vinaly tổng hợp sau:
2. Chi tiết bảng dự toán chi phí mở quán cafe
Tham khảo bảng dự toán cho các khoản chi phí để đầu tư mở quán cà phê:
Tên chi phí | Giá cả dự kiến |
Tiền thuê mặt bằng mở quán cà phê và tiền cọc | Trung bình 10 – 40 triệu đồng |
Chi phí đăng ký kinh doanh cà phê và các loại thuế | Khoảng 5 triệu đồng |
Chi phí thiết kế thi công quán cafe | Dao động từ 100 – 200 triệu đồng |
Chi phí mua nguyên vật liệu | Trung bình 40 – 80 triệu đồng |
Chi phí nhân viên | Trung bình 20 – 40 triệu đồng/tháng |
Chi phí dự trù và vận hành hoạt động quán | Khoảng 40 triệu đồng |
Chi phí Marketing | Khoảng 15 – 30 triệu đồng |
>> Tham khảo ngay những mẫu ly sứ cà phê giá sỉ đẹp – chất lượng – giá tốt.
3. Tham khảo chi phí cho một số mô hình cafe phổ biến
Dưới đây sẽ là tổng chi phí mở quán cà phê trung bình dựa trên diện tích. Tuy nhiên, mức giá bên dưới chỉ có giá trị tham khảo, mỗi mặt bằng, concept quán, vật liệu địa phương,… sẽ có sự khác biệt.
3.1. Chi phí mở quán cafe 100m2
Đối với quán cà phê 100m2, các chi phí mở quán Cafe sẽ cao hơn các quán có diện tích nhỏ hơn. Chi phí mở quán cafe dao động khoảng 200 triệu đồng, quán vận hành ổn định một cách tốt nhất.
- Mặt bằng có diện tích 100m2 sẽ có chi phí dao động từ 20 – 30 triệu đồng/tháng.
- Chi phí thiết kế và thi công sẽ tùy thuộc vào lựa chọn của chủ hộ. Nếu thuê đội ngũ thiết kế và thi công để setup quán cafe hoàn toàn thì giá khoảng 180 triệu đồng. Nếu chủ quán tự thi công thiết kế thì tiết kiệm chi phí hơn, dao động từ 130 – 150 đồng. Cụ thể như sau:
- Trang trí và sơn sửa lại: 25 triệu đồng
- Quầy pha chế cà phê, quầy thu ngân: 15 triệu đồng
- Máy thanh toán: 15 triệu đồng
- Bàn ghế: 10 triệu đồng
- Máy pha cà phê: 50 – 200 triệu đồng (tùy dòng máy)
- Máy xay sinh tố: 5 – 25 triệu đồng
- Tủ lạnh: 7 – 15 triệu đồng
- Cốc, dĩa: 3 – 5 triệu
- Chi phí nguyên vật liệu pha chế cần dự trù trong khoảng 10 – 15 triệu đồng.
- Chi phí nhân sự ước tính với 1 quản lý, 2 nhân viên phục vụ, 1 nhân viên pha chế: 20 – 30 triệu đồng.
- Chi phí Marketing: 15 – 30 triệu đồng.
- Một số các chi phí phát sinh và vốn duy trì dao động khoảng 10 – 20 triệu đồng.
3.2. Chi phí mở 1 quán cafe nhỏ (<60m2)
Một quán cà phê có diện tích dưới 60m2 có thể giảm thiểu một số chi phí mở quán Cafe thấp hơn so với các quán có diện tích lớn. Lựa chọn mặt bằng nhỏ được sẽ giúp tiết kiệm chi phí mặt bằng xuống còn 10 – 20 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào vị trí của quán đó. Đồng thời, chi phí thi công và thiết kế quán cũng được giảm, ước tính chỉ dao động từ 80 – 120 triệu đồng. Ngoài ra, với một quán cà phê có diện tích hạn chế không cần thuê quá nhiều nhân viên. Chi phí dành cho nhân sự chỉ có khoảng 10 – 20 triệu đồng.
3.3. Chi phí mở quán cafe cóc
Chi phí mở quán cafe cóc thấp hơn nhiều so với các loại hình quán khác. Bởi quán cà phê cóc là hình thức kinh doanh chỉ với một chiếc xe đẩy bán ở các vỉa hè để phục vụ khách hàng. Mô hình quán cafe này không tốn kém tiền thuê mặt bằng, trang trí quán. Quan trọng nhất là đầu tư vào các nguyên liệu và vật dụng chất lượng, chi phí này dao động khoảng 20 – 50 triệu động.
3.4. Chi phí mở xe cafe
Đối với người bắt đầu mở quán cafe, mô hình xe cà phê di động là một lựa chọn thông minh. Quán cà phê di động có khả năng tiết kiệm chi phí mở quán cafe hơn so với một quán cà phê truyền thống. Mở xe cafe giúp bạn không cần phải chi một khoản tiền vào một mặt bằng cố định. Thay vào đó, bạn có thể di chuyển và tận dụng các địa điểm khác nhau để tìm kiếm khách hàng. Mô hình quán cafe này giúp chủ quán giảm bớt rủi ro thất bại và phù hợp với chủ đầu tư có chi phí mở quán thấp.
>> Xem nhanh những mẫu ly thuỷ tinh cà phê được các chủ quán đánh giá cao.
4. Kết luận
Những thông tin vừa được chia sẻ trên bài viết cho thấy một cái nhìn tổng quan về các chi phí đầu tư mở quán cafe mà chủ quán cần chi trả. Tuy nhiên, mỗi mô hình quán cà phê khác nhau sẽ có sự chênh lệch về vốn đầu tư ban đầu do các chi phí phát sinh khác.
Để tiết kiệm một phần chi phí mở quán cafe, hãy liên hệ ngay với Vinaly để được tư vấn và báo giá chi tiết về các sản phẩm ly, cốc cà phê không qua trung gian. Vinaly sẽ đem đến cho bạn những gợi ý phù hợp nhất với ý tưởng concept quán của bạn.